Các Loại dược liêu giả, dược liệu trung quốc đội lốt Việt Nam

Các loại dược liệu vẫn bị hiểu nhầm và giả, nhiều khách hàng đến với chúng tôi, hỏi và phản hồi, không những không có tác dụng mà còn ngược lại ảnh hưởng tới sức khỏe. Hoặc các loại dược liệu Trung Quốc mà đội lốt dược liệu Việt Nam, đó là những sản phẩm mà người mua, bỏ tiền thật nhưng mua hàng không đúng như mong muốn.

1, Các loại dược liệu 100% thị trường là hàng Trung Quốc.

Lá dâm dương hoắc.

  Loại này ở Việt Nam ta cũng có, nhưng cực hiếm, với những con buôn như chúng tôi cũng sẵn sàng trả 500.000đ/1kg lá tươi chứ đừng nói giá thị trường 100 200/kg khô 5 6kg lá mới được 1kg lá khô, tôi không giám khẳng định là nó còn dược tính hay không, có thể bên kia biến giới họ trồng tốt hơn ta lên có nhiều, nhưng tôi chắc chắn nó là hàng Trung Quốc, bác nào không tin hỏi nơi bán mua lá tươi, mua được ới tôi cùng mua.

Nhục Thung Dung

  – 100% Trung Quốc nó mọc ở vùng Tây Tạng, nhiều kẻ buôn bán dược liệu hô hào là nhục thung dung Sapa, bác nào có dịp lên Sapa tìm được loại cây này tôi biếu không 20 triệu, loại này nhập về Việt Nam dưới dạng khô đen, cũng như lá dâm dương hoắc tôi không biết có còn dược tính không, thú thực tôi rất muốn sưu tầm 2 loại này ở dạng tươi nhưng không có.

 

Hàng về Việt Nam

+ Ngoài ra còn rất nhiều loại dược liệu trung quốc, như táo mèo khô( Sơn La) Loại này khác hoàn toàn táo mèo của Vùng Tây Bắc chúng ta, tôi viết rất chi tiết trong bài Táo Mèo Khô mục sản phẩm, ngoài ra còn rất nhiều, như một số loại linh chi, nấm lim xanh hàng trồng…. và nó chiếm % rất lớn trên thị trường.

Chúng ta có hẳn 1 danh sách dài các loại dược liệu gọi là thuốc bắc, là thuốc có xuất sứ, được nhập từ phương bắc tức là Trung Quốc, họ có nền đông y tốt hơn ta phát triển hơn ta nhiều, tuy nhiên đa số các loại dược liệu khi chúng ta nhập về dân buôn thường chọn hàng rẻ tiền, kém chất lượng giá thành rẻ hơn tại chính trung quốc nhiều. Mà buôn bán lên rõ ràng nguồn gốc với nhau vẫn tốt hơn đúng không các bác.

2, Những loại dược liêu giả không đúng ngay tại Việt Nam ta.
+ Đầu tiên tôi muốn nói đến nó là loại nấm Phục Linh Thiên đó là một loại nấm quý của Trung Quốc, mọc trên cây Vân Sam, ở Việt Nam ta mới nổi lên gần đây, cây Vân Sam ở ta rất hiếm, gần như đã tuyệt chủng, tôi có anh bạn kiểm lâm nói còn đâu đó vài trục cây trên vườn quốc gia Hoàng Liên, ngoài thị trường bán là loại nấm ký sinh trên cây thông chua, hoàn toàn không có khả năng chữa bệnh, loại cây này vỏ còn có độc tính, đã có những khách hàng của tôi, nghe đồn sử dụng và đã có những người bị đi ngoài, tiêu chảy, nó hoàn toàn không có tác dụng với ung thư, các bác lưu ý, người bị bệnh rất khổ rồi, khó khăn về kinh tế, Những bệnh nhân ung thư không có cơ hội thử loại này loại kia, không biết lại dùng những đồ này vào thì rất khổ.

nấm Phục Linh Thiên

Loại này trên thị trường rất nhiều, các bác có mua cả tấn trục tấn cũng có, cây thông chua thì mọc ở khắp nơi vùng cao nước ta. Báo chí viết là nấm phục linh thiên trên cây vân chi và nó cực hiếm, thú thực tôi cũng rất muốn 1 lần tận tay chạm vào thử vị, để có thể mô tả lại cho các bác.

 

Ba Kích Tím Sa Pa

Dân buôn thường gọi là ba kich tím sapa còn tên thật của loại này là Viễn Chí, tất nhiên củ viễn chí không độc, và cũng tốt cho cơ thể, các thầy lang bảo nó là 1 vị thuốc tốt cho não, giúp tăng chí nhớ. rất nhiều người nhầm nó là ba kích, gọi nó là ba kích không đúng giá thị trường của nó rẻ bằng 1/5 củ ba kích.

 

Sâm Cau

   Nhắc tới sâm cau, các thầy lang nghĩ ngay tới sâm tiên mao, sâm cau, sâm cau đen.

Đây mới là củ sâm cau, có tác dụng bổ dương khá mạnh, nhưng không lên sử dụng lâu dài và làm dụng, nó có thể làm cơ thể suy nhược. Còn đa số người dùng phổ thông nghĩ ngay tới củ sâm cau đỏ.

Đây chính xác là cây bồng bồng, nó giống dễ cây cau, tiện gọi luôn là sâm cau, ngâm rượu lại đẹp mầu đỏ, cho luôn nó thành sâm cau đỏ, tôi không biết đã có công trình nghiên cứu nào về cây này chưa, hồi bé đi chăn trâu chúng tôi khát nước nếu không tìm được khe nước sạch thường tìm rễ cây này, hoặc vào đồi chè ăn quả chè. Thấy nó đẹp tôi cũng ngâm 1 bình chơi xem sao, chứ thú thực tác dụng thì tôi không hi vọng, nó mọc đầy trồng làm cảnh không phải xa lạ gì, nếu có tác dụng hẳn các cụ nhà ta đã tìm và sử dụng, nhưng nó đẹp ngâm chơi vậy, rượu thì không ngon lắm.

+ Sâm đá (sâm quy đá)
Thực ra tôi chả biết gọi nó là cái gì, thậm chí rất nhiều người còn gọi nó là củ đương quy, loại này nhiều vùng gọi là cây cần dại. Nói chung không tim thấy trong các tài liệu nào nói về tác dụng của nó, nó được phổ biến 2 năm trở lại đây, khi mạng xã hội phát triển, người này tung, người kia hứng rồi tự cho nó các cái tên mỹ miều, nhiều thầy lang cho rằng loại này nếu dùng nhiều dùng lâu ngày có thể dẫn tới suy thận.

Sâm đá (sâm quy đá)

Trong thế giới dược còn rất nhiều loại, mà người dùng không thể biết, ngay cả những người bán cũng không mấy người tìm hiểu, mong rằng bài viết của tôi giúp ích cho các bác, nếu thấy bổ ích hãy chia sẽ đến mọi người, Chúng ta có nguồn dược liệu vô cùng phong phú, vô vàn loại dược liệu tốt, chỉ có điều việc bảo tồn và phát triển kém, cộng với việc những con buôn coi đồng tiền hơn sức khỏe người khác, lên giờ thế giới dược liệu như mớ bòng bong đâu tốt đâu xấu, đâu thật đâu giả khó mà biết được. Hi vọng 1 ngày chúng ta hoàn thiện hơn bản đồ dược liệu, còn rất nhiều cây thuốc quý, mà chúng ta chưa biết đến, cũng như còn nhiều loại người mua hằng ngày nhưng không đúng với tên gọi của nó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *