Tôi viết bài tổng quan về mật ong này, với mục đích các bác đọc xong, có thể có thêm kiến thức về mật ong, những kiến thức tôi đã tổng hợp hoặc kinh nghiệm của bản thân tôi, từ đó có thể nhận biết mật ong tốt, mật ong không tốt, và chọn được loại tốt nhất cho bản thân và gia đình, kiến thức là vô tận, bài viết có gì thiếu sót mong các bác bổ sung thêm trong phần trả lời cuối bài viết, giúp chúng ta có kiến thức sâu hơn, nhiều hơn về loại thực phẩm quý này, về các mục.
– Cách con ong lấy mật từ hoa, và tạo ra mật ong
– Các loại ong lấy mật ở Việt Nam
– Mùa con ong lấy nhiều mật nhất
– Độ đặc loãng của mật ong
– Mùi, Vị của mật ong
– Mật ong có đóng đường kết tinh không
– Mật ong thật, mật ong giả
– Mật ong rừng và mật ong nuôi loại nào tốt hơn
* Giờ thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu
Ở trong phần 1 này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các loại ong lấy mật, cách chúng lấy và tạo ra mật ong, mùa nào là mùa cho mật ong nhiều nhất. Ở đây tôi đề cập tới loại ong sống trong tự nhiên, không nói tới việc nuôi ong.
Mật ong, một loại thực phẩm, cũng có thể là 1 loại thuốc chữa bệnh, mật ong được sử dụng nhiều, hầu như tất cả mọi người đều có thể sử dụng mật ong, mật ong thật giả, mật ong tốt, không tốt, mật ong rừng, mật ong nuôi. Là đề tài gây tranh cãi, thảo luận từ xưa tới nay. Với kinh nghiệm khai thác, kinh doanh của mình, tôi xin chia sẻ với mọi người về mật ong nói chung, và mật ong rừng nói riêng.
Đầu tiên để tìm hiểu về mật ong, chúng ta tìm hiểu sơ qua về các loại ong mật. Những loại ong thuộc họ ong (Apidae) đều cho mật.
Hiện nay còn có nhiều loại ong lai, để tăng cường khả năng khai thác mật của ong. Ở vùng tây bắc chúng tôi có 3 loại ong chính cho mật, ong Khoái, ong Mật <loại ong được nuôi lấy mật>, và ong Ruồi.
Ba loại ong lấy mật chủ yếu ở Tây Bắc những vùng khác tôi chưa có dịp nghiên cứu thêm có loại nào, nhưng cũng chủ yếu là 3 loại này lấy mật.
Giờ chúng ta tìm hiểu về khu vực chúng làm tổ và cách lấy mật.
Trước tiên tìm hiểu về cách lấy mật và bảo quản mật của ong đi:
Hầu hết mọi loại ong đều lấy mật như nhau, mỗi con trong đàn cứ buổi sáng chia ra đi tìm mật, bán kính tìm mật của loại ong là 2km quanh tổ ong, tức là 1 tổ ong khai thác mật ở một khu vực rất rất rộng. Mỗi khi con ong thợ tìm thấy hoa cho mật, chúng lại về thông báo và nhiều ong thợ khác cùng đi lấy.
Mật hoa sau khi được ong lấy về tổ, chúng sẽ uống vào, nhả ra, dùng dịch tiết ra trong cơ thể điều tiết, đạt đến độ ngọt nhất định, sau đó cho vào tổ, ban đêm chúng dùng cánh quạt mật, để hơi nước trong mật bay bớt đi, tới khi đạt độ đậm đặc nhất định, tùy loại ong, chúng sẽ vít lỗ mật để mật ở trong bảo quản cho tới khi cần mang ra sử dụng
Tổ ong ruồi
Loại ong nào cơ chế lấy mật cũng đều như vậy, bất kể ong được nuôi ở nhà, hay hoang dã ngoài tự nhiên, lên khi khai thác chúng ta canh được thời điểm mật hoa nhiều, ong vít bầu mật nhiều, sẽ là thời điểm mật ong có chất lượng tốt nhất.
Các bác lưu ý, con ong nhà và ong nuôi, đều lấy mật như nhau, chỉ khác nhau nơi làm tổ, lên không có chuyện mật ong nhà, khác mật ong rừng ở tính chất vật lý, đặc loãng, mùi vị, hay đóng đường không đóng đường, héo cộng hành hanh không héo cộng hành, những cách thử này là tính chất vật lý của mật ong, không có lý do gì làm chúng khác nhau được, tin vào những cách thử này, sẽ có nhiều bác mua mật ong nhà nuôi mà không thể phân biệt,
Giờ chúng ta cùng tìm hiểu khu vực các loại ong lấy mật làm tổ và tập tính của các loại ong
- Ong khoái
Đây là loại ong to nhất, hung dữ nhất, cũng là loại ong được anh em chúng tôi khai thác từ rừng nhiều nhất. Chúng thường sống làm tổ trên cây cao hoặc vách đá dựng đứng, rất hung dữ. Mỗi tổ ong này cho khá nhiều mật, ít thì 4 – 5kg nhiều tới 30 – 40kg mật.
Mật ong này cho mức độ đặc trung bình, vị ngọt sâu, thơm, chất lượng mật rất tốt, tuy nhiên khi khai thác cần được bảo hộ tốt, không chúng đốt rất đau, tấn công theo đàn, có khi phải nhập viện.
Có thể ít bác biết chứ bắt ong này xong, lượng nhộng non rất rất nhiều luôn, lấy nhộng xào măng chua, hoặc để cả tảng nhộng quấn lá chuối nướng ăn thì miễn chê.
- Ong mật
Loại ong này chắc hẳn ít nhiều ai cũng đã từng gặp, là con ong chúng ta đóng hòm làm cầu làm tổ nuôi nó đấy, ở tự nhiên, nó thường làm tổ trong những hốc cây, hang đá, mật của ong này rất đặc, thơm ngon chất lượng tốt, đây là cách người dân khai thác mật ong từ vách đá.
- Ong Ruồi
Đúng như tên gọi, ong này bé như con ruồi các bác ạ. Loại ong này thường làm tổ ở các bụi cây độ cao không quá 3m, nhất là ở các bụi cây chó đẻ <hay phân xanh, tùy vùng gọi> tổ bé từ 500g tới không quá 4kg, loại này khá hiền ít khi đốt, đốt cũng không đau. Tổ của chúng như hình trên tôi đã đăng, mật ong ruồi không quá đặc, nó gần giống mật ong Khoái.
MÙA NÀO CÓ THỂ KHAI THÁC MẬT ONG RỪNG
Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật, xét chính xác ra thì nó không đúng, tháng nào con ong cũng phải đi lấy mật cả, không có chúng lấy gì nuôi cả đàn. Chúng ta cần nhớ rằng mật ong khi loài ong đã bảo quản vít bầu mật trong sáp là mật mà chúng dự trữ để ăn, vào những ngày mưa, hay vào những mùa mà khu vực loài ong làm tổ ít hoa cho mật. Chúng ta khai thác mật của chúng là lấy đi nguồn dự trữ thức ăn của chúng.
Tổ ong Ruồi và có mật bên trong
Ở vùng tây bắc chúng tôi, mỗi độ xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Chính vì vậy tới tháng 3 mua các loại hoa rừng bắt đầu nở, cũng là mùa loại ong tập trung lấy mật, khai thác mật nhiều nhất, vào những ngày này, lượng mật dự trữ của ong rừng nhiều thích hợp cho việc khai thác, cũng như các đàn ong đi xa di cư về làm tổ nhiều hơn. Chúng tôi cũng vậy, kinh doanh mật ong từ tháng 3 tới tháng 6 là hết mùa mật rừng, bán lượng hàng dự trữ cho tới khi hết hàng.
Vậy mùa khác khai thác mật ong rừng có không? Tôi xin trả lời là có, nhưng rất ít, lượng ong làm tổ đã rất ít, lượng mật trong tổ lại cực ít, vào những mùa ít hoa rừng, loại ong chỉ duy trì đàn, số lượng ong thợ ít, tổ cũng rất nhỏ. Anh em đi rừng mùa đông, cũng thi thoảng bắt được ong có tổ không có mật có tổ được vài lạng 1kg mật. rất ít chất lượng mật cũng kém hơn.
Bài viết dài đêm đã muộn, ở phần sau tôi sẽ chia sẻ với các bác về, mật ong giả, khối lượng riêng của mật ong, mùi, vị của mật ong, màu sắc của mật ong, độ đặc, loãng của mật ong.