Đúng thật câu hỏi lớn nhất được đặt ra, là Thuận ơi em bán ba kích tím hay ba kích trắng. Thuận ơi sao củ ba kích của anh lại vàng không tím, Thuận ơi ba kích tím Sapa là sao em?…… để giải quyết thắc mắc đó mời các bác đọc qua bài viết này.
Đầu tiên em muốn sơ qua thị trường ba kích, hiện tại phổ biết nhất là ba kích trồng, mọi người gọi nôm la là ba kích Quảng Ninh, như loại em bán các bác cần xem lại chi tiết tại ĐÂY.
Một loại nữa là cây viễn chí, mọi người thường gọi la ba kích Sapa, thực ra nó là cây viễn chí, theo Đông y cây này không có tác dụng bổ dương, nó cũng có 1 số tác dụng tốt như cải thiện trí nhớ…. nhưng hoàn toàn không phải ba kích, dân buôn đặt tên mỹ miều ba kích Sapa.
Củ Viễn chí được gọi là ba kích tím sapa
ngâm rượu nó ra như thế này các bác nhé.
Rượu củ viễn chí màu này
Tiếp theo cách phân biệt ba kích tím và ba kích trắng. Đấy là 2 loại ba kích phổ biến mà ai cũng biết, nhưng để phân biệt chính xác thì chưa nhiều người biết.
Trước tiên tôi xin mô tả chi tiết, 2 loại ba kích này, sau đó trình bày sự khác nhau để các bác phân biệt.
+ Đầu tiên khi phân biệt ba kích tím và ba kích trắng, người ta phân biệt bằng dây, dây ba kích tím mầu tím, dây ba kích trắng mầu trắng, các bác lưu ý nhé, nhiều bác bảo củ ba kích tím phải tím ngắt như củ viễn chí kia, nhưng ngâm nó lại ra mầu đỏ.
+ 100% các bác mua hàng là mua củ nhìn thấy củ, vậy làm sao để phân biệt? ba kích tím hay trắng đào lên củ khá giống nhau, vẻ bề ngoài gân cốt, kích cỡ đều tương đối giống nhau.
+ Điều khác nhau là mầu sắc, và thứ 2 là sau khi ngâm hoặc đun nước.
Ba Kích Trắng
Mầu sắc củ ba kích trắng, mầu trắng trong, các bác lưu ý là mầu trắng trong nhé như hình dưới.
Củ ba kích trắng màu trắng trong các bác nhé.
Các bác lưu ý là ba kích trắng mầu trắng trong từ trong ra ngoài, ngâm rượu lên rượu vẫn màu trắng. Và đặc biệt nếu là ba kích trắng 100% hàng tự nhiên, hiện tại không bất kỳ một ai trồng ba kích trắng cả. Khi ngâm rượu lên và sắc nước uống đều màu trắng cả.
Ba kích tím
Củ ba kích tím
Củ ba kích tím, mầu vàng, lõi mầu trắng ánh tím, những đoạn đầu củ non thì mầu trắng đục, nó khác hoàn toàn với ba kích trắng, và đặc biệt, khi ngâm rượu hoặc đun nước, củ ba kích tím sẽ ra màu tím.
Như các bác thấy cách phân biệt ba kích tím và ba kích trắng khá đơn giản bằng mắt thường hoàn toàn có thể phân biệt ba kích tím hay trắng, và các bác yên tâm ba kích trồng 100% là ba kích tím, không một ai trồng ba kích trắng, đã trồng là chúng ta chọn loại chất lượng nhất, tốt nhất sử dụng.